Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Tổng kết phần tập làm văn – Trang 155 Sgk ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
Câu 1
Phân loại bài văn đã học theo phương thức biểu đạt:
STT |
Các phương thức biểu đạt chính |
Thể hiện qua các bài văn đã học |
1 |
Tự sự |
|
2 |
Miêu tả |
|
3 |
Biểu cảm |
|
4 |
Nghị luận |
|
5 |
Thuyết minh |
|
6 |
Điều hành |
|
Câu 2
Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản:
STT |
Tên văn bản |
Phương thức biểu đạt chính |
1 |
Thach Sanh |
|
2 |
Lượm |
|
3 |
Mưa |
|
4 |
Bài học đường đời đầu tiên |
|
5 |
Cây tre Việt Nam |
|
Câu 3
Những phương thức biểu đạt đã được luyện tập:
STT |
Phương thức biểu đạt |
Đã tập làm |
1 |
Tự sự |
X |
2 |
Miêu tả |
X |
3 |
Biểu cảm |
|
4 |
Nghị luận |
|
II. Đặc điểm và cách làm
Câu 1
So sánh 3 hình thức văn tự sự, miêu tả và đơn tả:
STT |
Văn bản |
Mục đích |
Nội dung |
Hình thức |
1 |
Tự sự |
Thuật truyện, kể chuyện |
Có các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. |
Văn xuôi |
2 |
Miêu tả |
Cho hình dung, cảm nhận |
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người |
Văn xuôi |
3 |
Đơn từ |
Đề đạt yêu cầu |
Lí do và yêu cầu |
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó |
Câu 2
Nội dung các phần trong văn tự sự và miêu tả:
STT |
Các phần |
Tự sự |
Miêu tả |
1 |
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. |
Giới thiệu đối tượng miêu tả |
2 |
Thân bài |
Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. |
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát) |
3 |
Kết bài |
Kết quả sự việc, suy nghĩ |
Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng) |
Câu 3
Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:
- Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.
- Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.
- Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 4
Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố:
- Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…
- Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.
Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.
Câu 5
– Ngôi kể trong văn tự sự:
- Ngôi kể thứ : người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.
- Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói cảm nghĩ, ý tưởng của mình.
– Về thứ tự kể (trình tự kể chuyện).
- Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự tuyến tính của dòng thời gian, từ sự kiện tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
– Vd: chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả kể hiện tại rồi nhắc về chuyện quá khứ của Dế Mèn. Kể kết quả trước, rồi mới kể diễn biến truyện.
Câu 6
Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.
Câu 7
Phương pháp miêu tả đã học:
– Phương pháp tả cảnh và tả người
- Xác định đối tượng cần miêu tả
- Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu
- Trình bày những điều quan sát theo một trật tự nhất định
– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả
– Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả
Nguồn: Loigiaihay
>> Xem thêm: Soạn văn bài Tổng kết phần văn siêu ngắn