Soạn văn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận siêu ngắn – Trang 9 Ngữ Văn 7 Tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận siêu ngắn – Trang 9 SGK ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như trong bài

Nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự:

  • Tại sao chúng ta nên đọc sóc mỗi ngày?
  • Đại học có phải con đường duy nhất đến thành công 
  • Làm thế nào để trở thành người có ích? 

b. Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em không thể trả lời bằng văn kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm bởi vì những câu hỏi này đòi hỏi phải dùng những bằng chứng và lí lẽ thuyết phục để giải thích. 

c. Hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản: bình luận, chương trình hỏi đáp, tư vấn sức khỏe. 

2. Thế nào là văn bản nghị luận

a. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích để chống giặc dốt, chống nạn thất học 

Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến:

  • Kêu gọi nhân dân đi học
  • Chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.
  • Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
  • Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học 

b) Những lí lẽ :

  • Nêu tình trạng lạc hậu, thất học của nhân dân ta trước cách mạng tháng 8 
  • Những điều kiện cần để tham gia xây dựng đất nước
  • Những việc cần làm để chống nạn thất học 

c. Tác giả không thể làm rõ mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì nó không thể làm rõ vấn đề mình muốn trình bày một cách chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ. 

II. Luyện tập

1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

a. Đây chính là một văn bản nghị luận, vì bài viết có trình bày rõ ràng các ý kiến và quan điểm của mình sau đó đưa ra các dẫn chứng để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình. 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu…………nhỏ nhất.

Một số câu thể hiện ý đó: 

  • Có thói quen tốt và thói quen xấu
  • Có người biết phân biệt tốt và xấu , nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa
  • Tạo được thói quen tốt là rất khó…xã hội
  • Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách
  • Thói quen xấu : Hút thuốc lá, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi, ném chai vỡ ra đường…

c. Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Em tán thành với ý kiến của bài viết. 

2. Tìm hiểu bố cục của bài văn trên

  • Mở bài: Từ đầu => thói quen tốt: nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
  • Thân bài: Tiếp => nguy hiểm: tác hại của thói quen xấu.
  • Kết bài: Còn lại: Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt

3. Sưu tầm hai đoạn nghị luận và chép vào vở.

Hạnh phúc – đó là mẫu số chung, là mong ước chính đáng nhất của tất cả mọi con người, mọi gia đình, mọi xứ sở…

Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ, mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có theo chủ thuyết “biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình. Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có một việc yêu thích để làm, có người để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về….

Lại có những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Ấn Độ Mahatma Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì mà bạn nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Điều này giống như thông điệp mà các tín đồ Thiên Chúa giáo tin tưởng: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”, để khẳng định hạnh phúc có từ cái tâm an bình của mỗi người, là sự tĩnh tại trong sâu thẳm tâm hồn… Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu?[…]

(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung)

4. Bàn luận về văn nghị luận 

Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

  • Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.
  • Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người 

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm:Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.