Soạn văn Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử -Trang 125 ngữ văn 6 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử – Trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1

*Bố cục: 3 phần

  • Đoạn 1: Từ đầu => Hà Nội: Giới thiệu chung về cầu Long Biên
  • Đoạn 2: Tiếp => vững chắc: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống, đau thương và anh dũng.
  • Đoạn 3: Còn lại: Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

Câu 2

– Những thông tin về cầu Long Biên: 

  • Tên gọi đầu tiên: cầu Đu me, năm 1945 đổi thành cầu Long Biên.
  • Dài: 2290m
  • Nặng 17 nghìn tấn.
  • Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
  • Là sản phẩm của văn minh cầu sắt
  • Là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
  • Về kĩ thuật, là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
  • Nó được xây dựng bằng mồ hôi và bằng xương máu của bao người.

Câu 3

a. Những cảnh vật và sự vệc đã được ghi lại:

  • Màu xanh của bãi ngô, bãi mía, nương dâu, vườn chuối
  • Chiều xuống, ánh đèn mọc lên như sao sa
  • Gợi nhớ hình ảnh đoàn quân ra đi năm 1947
  • Nhìn bầu trời nhớ lại năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kỳ

=> Cầu Long Biên là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử của nhân dân ta từ thời Pháp thuộc, thời kháng chiến chống Mỹ cho tới những năm tháng hòa bình.  

b. Việc trích thơ và nhạc tạo nên sự chân thực, tái hiện những sự kiện lịch sử trong đó cầu Long Biên là một nhân chứng sống 

c. Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng hơn ở đoạn trước qua ngôi kể (người kể xưng tôi và kể lại qua cảm nhận của chính mình). Ngoài ra, tác giả đã kết hợp kể, tả và cảm xúc đan xen khiến câu chuyện thêm nhiều phần chân thực và sinh động. 

Câu 4

a. Tác giả đặt tên là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là vì :

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa trong việc đặt tên cho cây cầu. Ở đây, tác giả không gọi là vật chứng hay chứng tích mà gọi là nhân chứng để đem lại linh hồn cho cây cầu. Những câu chuyện, sự kiện được thuật lại sẽ trở nên chân thực, bất tử và đồng hành cùng chúng trong những thăng trầm của cuộc sống. 

Các sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chứng kiến:

  • Thời thuộc Pháp
  • Năm 1945
  • Kháng chiến chống Pháp
  • Thời hoà bình
  • Kháng chiến chống Mĩ
  • Những mùa lũ.

b)    Hình ảnh cuối bài là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: từ chiếc cầu sắt nối khoảng cách đôi bờ, tác giả nghĩ đến một nhịp cầu vô hình để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

II. Luyện tập 

Những di tích chứng nhân lịch sử:

  • Cột cờ Hà Nội
  • Hoàng Thành Thăng Long
  • Văn Miếu Quốc Tử Giám.
  • Hồ Gươm

Nguồn: Tổng hợp 

>> Xem thêm: Soạn văn Viết bài tập làm văn số 7

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.