Soạn văn bài Vượt Thác (Võ Quảng) ngắn gọn nhất – Ngữ văn 6 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Vượt Thác ( Võ Quảng) trong chương trình Ngữ Văn Lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Hướng dẫn soạn văn 

Câu 1 

Bố cục văn bản:

  • Phần 1 (từ đầu … thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Cảnh thuyền trước khi vượt thác 
  • Phần 2 (tiếp … thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Cảnh con thuyền vượt qua thác dữ
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc thiên nhiên sau khi vượt thác

Câu 2

Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả theo hành trình của con thuyển: 

  • Đoạn sông ở vừng đồng bằng: thơ mộng, hiền hòa, không gian rộng lớn với những bãi dâu bạt ngạt. 
  • Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm: có nhiều thác ghềnh, vườn tược um tùm, núi cao đột ngột hiện ra trước mắt 
  • Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm. 

*Vị trí của người quan sát là trên thuyền, đây là vị trí thích hợp để miêu tả chân thực những quang cảnh và hành trình vượt thác. 

Câu 3

– Cảnh con thuyền vượt sông:

+ Sự chuẩn bị: nấu cơm, chuẩn bị sào

+ Quang cảnh: nước từ trên cao phòng giữa hai vách đá, rất dữ dội. 

+ Hình ảnh Dượng Hương Thư: 

  • Ngoại hình: cởi trần, cơ bắp cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra…
  • Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

– Những so sánh tiêu biểu:

  • Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
  • Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

*Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, không sợ nguy hiểm, khó khăn, làm chủ thiên nhiên của con người.

Câu 4

Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên sông. Đó là:

  • Ở đoạn đầu: những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước => dấu hiệu báo hiệu là sắp đến khúc sông dữ, phải chuẩn bị tinh thần 
  • Ở đoạn cuối: những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước => sự mạnh mẽ của con người khi đưa được thuyền vượt thác. 

Câu 5

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

  • Bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa => nổi bật hình ảnh con người trên khung cảnh vượt thác dữ dội, hùng vĩ. => ca ngợi sức mạnh và phẩm chất lao động dũng cảm, vượt khó, vượt khổ.

II. LUYỆN TẬP

Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

– Trong bài sông nước Cà Mau:

  • Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể -> mang tới hình ảnh sông nước Cà Mau hùng vĩ, hoang dã với cuộc sống trù phú, tấp nập.
  • Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

– Trong bài Vượt thác

  • Tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
  • Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là so sánh và nhân hóa.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.