Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Từ mượn trong chương trình Ngữ Văn Lớp 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.
1. Từ thuần Việt và từ mượn
Câu 1
Giải thích từ Trượng và Tráng sĩ
- Trượng: bằng 10 thước, là đơn vị đo của Trung Quốc
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.
Câu 2
Các từ được chú thích có nguồn gốc từ tiếng Hán
Câu 3
- Các từ được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan
- Từ mượn gốc Ấn Âu: ti vi, xà phòng, ra-đi-ô, mít tinh, ga, xô viết, bơm, in-tơ-nét.
Câu 4
Nhận xét về cách viết từ mượn:
- Các từ mượn đã Việt hóa cao thì viết giống như thuần Việt.
- Các từ mượn chưa được Việt hóa thì khi viết có gạch nối giữa các tiếng.
2. Nguyên tắc mượn từ
Ý kiến của chủ tích Hồ Chí Minh:
Bác Hô muốn nhắn với chúng ta rằng mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt nhưng chỉ mượn từ khi tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch còn khi tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tùy tiện.
3. Luyện tập
Câu 1
a, Từ mượn tiếng Hán sính lễ, ngạc nhiên, vô cùng
b, Từ mượn tiếng Hán: gia nhân
c, Từ mượn gốc Ấn Âu: Pốp, in-tơ-nét
Câu 2:
a.
- Khán giả: khán = xem, giả = người => người xem.
- Thính giả: thính = nghe, giả = người => người nghe.
- Độc giả: độc = đọc, giả = người => người đọc.
b.
- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ => chỗ quan trọng, điểm quan trọng.
- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt => tóm tắt những điều quan trọng.
- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người => người quan trọng.
Câu 3
a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…
b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, gác-đờ-bu…
c. Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong…
Câu 4
- Từ mượn: phôn, fan, nốc- ao
- Các từ mượn này được dùng trong giao tiếp với người thân hoặc bạn bè, không nền dùng trong giao tiếp trang trọng.
Câu 5
Viết chính tả bài Thánh Gióng
Nguồn: Sưu tầm
>> Xem thêm: Soạn văn bài Thánh Gióng ngắn gọn nhất – Ngữ văn 6 tập 1