Soạn văn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” siêu ngắn

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích – trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Mục đích và phương pháp giải thích

Câu 1

Trong đời sống, khi người ta chưa hiểu rõ vấn đề đó, thì ta cần giải thích. Nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày:

  • Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường?
  • Vì sao sóng thần lại đi kèm với động đất?
  • Vì sao chúng ta nên uống đủ 2l nước mỗi ngày? 

Câu 2

Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các một số nhận định, đạo lý, chuẩn mực hành vi của con người, quan niệm đánh giá. 

Câu 3

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách

  • Sử dụng những đoạn văn định nghĩa làm sáng tỏ vấn đề
  • Liệt kê các biểu hiện, đối lập giữa khiêm tốn và không khiêm tốn
  • So sánh cách sự việc trong đời sống hàng ngày

b. Những câu ở dạng định nghĩa:

  • Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đứng đắn…
  • Khiêm tốn là tính nhã nhặn
  • Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận

=> Đây là cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng chưa rõ ràng

c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là cách giải thích. Đó là thủ pháp đối lập 

d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng được coi là nội dung của giải thích, khiến việc giải thích có ý nghĩa thực tế hơn với người đọc. 

– Lập luận giải thích là việc dùng các định nghĩa, so sánh đối chiếu , chỉ ra mặt lợi hại,… để làm cho người đọc hiểu rõ hơn. 

II. Luyện tập 

Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo.

Phương pháp giải thích:

  • Dùng cách nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là lòng biết thương người.
  • Kể ra các biểu hiện của nhân đạo.
  • Ý nghĩa của lòng nhân đạo trong cuộc sống

Nguồn: Tổng hợp 

>> Xem thêm: Soạn văn bài “Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu”

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.