Soạn văn bài “Sống chết mặc bay” siêu ngắn – Trang 81 Ngữ Văn 7 Tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Sống chết mặc bay – trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1

“Sống chết mặc bay” có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu => hỏng mất: nguy cơ vỡ đê & nỗ lực chống đỡ của người dân
  • Phần 2: tiếp đến => điếu mày: cảnh quan phủ cùng các nha sai đánh tổ tôm
  • Phần 3: Còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

Câu 2

a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”:

Nhân dân  Quan phủ 
  • Nhân dân vật lộn chống trọi trước nguy cơ đê vỡ
  • Cảnh quan phủ nha lai đánh tổ tôm khi đi hộ đê
  • Hàng trăm nghìn người, làm việc từ chiều, bì bõm dưới bùn lầy,  người nào người nấy ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
  • Ngồi trong chỗ an toàn nhất “đình ấy cũng trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”, nhàn nhã, chơi tổ tôm, không cho phép ai quấy rầy lúc chơi bài, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết ra sao khi mà đê vỡ.

c. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được khắc họa như sau:

  • Ngồi nơi an toàn, đẹp đẽ, có người hầu bài, có người gãi chân, kẻ quạt mát
  • Dùng đồ ngon vật lạ, sang trọng.
  • Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã. Không màng chuyện đê vỡ
  • Sung sướng vì đã ù ván bài mặc cho đê vỡ.

d) Dụng ý của tác giả trong việc dựng hai cảnh tương phản này nhằm mục đích: 

  • So sánh, làm nổi bật sự đối lập giữa cảnh người dân khốn khổ với cảnh quan phụ mẫu vui sướng ngồi đánh bài
  • Tố cáo sự vô trách nhiệm của bọn quan tham
  • Xót thương cho tình cảnh khốn cùng của người dân khi chống lũ 

Câu 3

a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả: 

  • Mưa mỗi lúc một tầm tã: mưa gió ầm ầm
  • Nước sông dâng cao: dưới sông thời nước cứ cuồn cuồn bốc lên, Thế đê không sao cự lại được với thế nước
  • Dân chúng: xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng mệt lử, trăm lo nghìn sợ, chân lấm tay bùn để chống chọi với sức trời.

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan:

  • Hắn chơi bài nhàn nhã, ung dung “đê vỡ mặc đê, sông nước dù nguy, không bằng nước bài cao thấp” – “Quan lớn ù thông” – Ván bài quan chờ thì quan đã gắt, quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo vỡ đê “Ngài cau mặt, mặc kệ” – Ngài ù thông tôm, chi chi nảy  trong khi đó nước tràn lênh láng.

c. Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán thói cờ bạc, vô trách nhiệm, mất nhân tính của bọn tham quan.  

Câu 4

Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật  của truyện “Sống chết mặc bay”:

– Giá trị hiện thực:

  • Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị: ham mê bài bạc, vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ 
  • Phản ánh tình cảnh khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội phong kiến.

– Giá trị nhân đạo của truyện:

  • Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động
  • Lên án thờ ơ, vô trách nhiệm, độc ác của giai cấp thống trị 

II. Luyện tập 

Câu 1

Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”:

Hình thức ngôn ngữ

Không

Ngôn ngữ tự sự

X

 

Ngôn ngữ miêu tả

X

 

Ngôn ngữ biểu cảm

X

 

Ngôn ngữ người kể chuyện

X

 

Ngôn ngữ nhân vật

X

 

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

 

X

Ngôn ngữ đối thoại.

X

 

Câu 2

Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật:  Hách dịch, xấu xa, thờ ơ, vô trách nhiệm đến mức độc ác, không quan tâm tính mạng của nhân dân. 

Nguồn: Tổng hợp 

>> Xem thêm: Soạn văn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.