Soạn văn bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” ngắn gọn – Ngữ văn 7 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Ôn tập phần Tiếng Việt – Trang 144 SGK Ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

3. Các phép biến đổi câu đã học

Phép biến đổi câu 

Kiến thức cần nhớ 

Ví dụ 

Rút gọn câu

  • Là lược bỏ một số thành phần của câu
  • Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
  • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
  • Hôm nay có đi học không Lan? – Dạ có ạ.
Thêm trạng ngữ cho câu

 

  • Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
  • Vị trí: Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
  • Giữa trạng ngữ với CN – VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết.
  • Chủ nhật tuần này, chúng em được nhà trường tổ chức cho đi tham quan bảo tàng lịch sử. 

Dùng cụm C- V để mở rộng câu

  • Dùng cụm C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ (trong câu và trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu)
  • Những cây bàng bắt đầu rụng lá báo hiệu mùa thu đã sang.

Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

  • Câu bị động: Có VN là đối tượng của hành động và Thường dùng từ “bị” hay “được” (có thể không dùng) ở bộ phận VN
  • Hoa bị cô giáo phê bình vì không làm bài tập. 

4. Các phép tu từ cú pháp đã học

Các phép tu từ 

Kiến thức cần nhớ 

Điệp ngữ

  • Là phép lặp lại từ ngữ, câu để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh

  • Có 3 dạng điệp ngữ: ĐN cách quãng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp

Liệt kê 
  • Là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ, nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn văn bài “Ôn tập phần tập làm văn” ngắn gọn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.