Soạn văn bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ngắn gọn

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu –  Trang 94 SGK Ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Đọc – hiểu văn bản 

Câu 1

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, do tác sáng tạo từ theo trình tự cuộc hành trình cuả Va-ren từ Pháp sang Việt Nam, bắt đầu đến Sài Gòn, rồi qua kinh đô Huế và đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu. 

Câu 2

a) Trước khi sang Đông Dương, Va-ren đã hứa quan tâm vụ Phan Bội Châu.

b) Thực chất đó là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận đang đòi thả Phan Bội Châu. 

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng … sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” cho thấy thái độ châm biếm về  bộ mặt giả dối của Va-ren.

Câu 3

a) Tác giả sử dụng số lượng lời văn lớn để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu là sự im lặn. Đây là cách viết vô cùng thâm thúy. 

b) Những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện ý đồ dụ dỗ và bộc lộ một phần tính cách độc ác. 

c) Sự im lặng của Phan Bội Châu cùng lời bình của tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ và bản lĩnh của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

Câu 4

Ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Lời bình tạo nên sự khách quan từ đó tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được bộc lộ rõ ràng hơn. 

Câu 5

Giá trị của lời tái bút: là hành động nhổ vào mặt Va-ren, kết hợp với lời tái bút tỏ rõ thái độ khinh bỉ kẻ thù. 

Câu 6

  • Tính cách Va-ren: Xảo trá, là đại diện tiêu biểu cho bộ mặt của thực dân Pháp tại Đông Dương. 
  • Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc. 

II. Luyện tập 

Câu 1

  • Thái độ của tác giả đối với Phan Bộ Châu: yêu mến và cảm phục 
  • Thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tính cách kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu

Câu 2

– Nghĩa của cụm từ những trò lố trong tác phẩm:

  • Trò: có ý mỉa mai, châm biếm
  • Lố: lố bịch, giả tạo 

→ Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.