Soạn văn bài “Kiểm tra phần văn” ngắn gọn nhất – Ngữ văn 7 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Kiểm tra phần văn – Trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

Câu 1

Phân tích câu ca dao: 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

– Hai dòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha – núi Thái Son” “nghĩa mẹ – nước trong nguồn”, so sánh cái trìu tượng với cái cụ thể. 

– Hai dòng sau là lời khuyên nhủ chúng ta phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu, hiếu kính, yêu thương cha mẹ. 

Câu 2

Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

– Nội dung của bài thơ: vừa miêu tả chính xác hình ảnh chiếc bánh trôi nước qua đó tái hiện lại thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, lênh đênh, chìm nổi. 

Câu 3

Chọn hai câu thơ trong bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lý Bạch :

Phiên âm :

“Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”

Dịch thơ :

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”

– Phép đối với hai tư thế “ngẩng đầu” – “cúi đầu” đại điện cho hai tâm trạng “nhìn và nhớ”.

– “Trăng” và “nhà thơ”, hai người bạn tâm giao.

– Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ nhà của tác giả. 

Câu 4 

– Hai câu thơ về trăng trong bài

  • Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
  • Rằm tháng giêng: ồng lộng trăng soi

– Nghệ thuật miêu tả: nghệ thuật điệp từ, miêu tả tinh tế 

– Câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ. 

Câu 5 

Qua việc hồi tưởng mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi,  tác giả Vũ Bằng đã bộ lộ tình cảm da diết với quê hương, nỗi nhớ gia đình khi đang ở nơi xa qua những chi tiết miêu tả tinh tế về mùa xuân quê hương. 

Câu 6

– Tấc đất tấc vàng

  • Ý nghĩa: Đất quý vì đất nuôi sống con người, là thành quả của việc đấu tranh, bảo vệ để có từng tấc đất. 
  • Giá trị kinh nghiệm: chúng ta cần phải biết giữ gìn, coi trọng đất đai. 

– Không thầy đố mày làm nên:

  • Ý nghĩa: Chúng ta khó có thể thành công nếu không có người hướng dẫn, chỉ lối
  • Giá trị kinh nghiệm: chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô. 

Câu 7

– Bài 20 :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
  • Tinh thần yêu nước thể hiện qua lịch sử và hiện tại 
  • Nhiệm vụ  giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước 

– Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hay và đầy sức sống 

– Bài 23 :Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
  • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8

Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

– Văn chương mang đến cho ta những khung cảnh mới của cuộc sống, giúp ta cảm nhận những điều ta chưa từng biết tới. 

– Sau khi đọc văn chương, ta có thêm nhiều cảm xúc mới về các nhân vật cũng như ý nghĩa của một tác phẩm 

Câu 9

– Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.

– Cách thể hiện thủ pháp này trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại ung dung ngồi đánh tổ tôm ở một nơi vững chắc khi đi hộ đê. 

Câu 10

Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu: là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren – một kẻ xảo trá, lố bịch,… Đồng thời thể hiện tính cách kiên cường, bất khuất, xứng của một vị anh hùng dân tộc. 

Câu 11

Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian có ý nghĩa phản ánh những nỗi oan trái mà người lương thiện mắc phải, không thể nào giãi bày được.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn văn bài “Văn bản báo cáo” ngắn gọn 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.