Soạn văn bài Buổi học cuối cùng ngắn gọn nhất – Ngữ văn 6 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Buổi học cuối cùng trong chương trình Ngữ Văn Lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.

I. Đoc – hiểu văn bản

Câu 1 

Hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện: 

  • Hoàn cảnh: thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa
  • Thời gian: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ
  • Địa điểm: Lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát

– Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2

  • Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất
  • Các nhân vật khác trong truyện: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
  • Nhân vật em ấn tượng nhất là thầy giáo Ha-men

Câu 3

Những điều khác lạ vào buổi học cuối cùng: 

  • Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị
  • Trường học bình lặng khác thường
  • Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
  • Cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Những điều này báo hiệu buổi học hôm nay không bình thường. 

Câu 4

Diễn biến tâm trạng của Phrăng: 

  • Đầu tiên: ngạc nhiên, sững sờ khi nghe thầy nói đây là buổi học cuối cùng 
  • Sau đó: ân hận vì sự ham chơi, lười nhác của mình
  • Cậu ước có thể đọc tiếng Pháp thật to, dõng dạc và không phạm lỗi nào
  • Cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như người bạn cố tri. 

=> Thái độ và nhận thức của Phrăng hoàn toàn thay đổi, khác hẳn với lúc trước, cậu muốn học thêm nhưng bây giờ không được nữa.  

Câu 5

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

  • Mặc bộ lễ phục
  • Ân cần, dịu dàng với học sinh 
  • Ca ngợi tiếng Pháp, phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học. 
  • Khi kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người rất có tâm với nghề dạy, yêu nước sâu sắc. 

Câu 6:

Một số phép so sánh trong bài: 

  • Tiếng ồn ào như chợ vỡ
  • Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật
  • Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

=> Sự so sánh cho thấy sự thay đổi khác thường trong buổi học hôm nay, tâm trạng lưu luyến của tác giả. 

Câu 7

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

  • Đây là câu nói thể hiện lòng yêu dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ như chính nguồn sống của mình
  • Đề cao giá trị của tiếng nói dân tộc 
  • Hy vọng giành lại tự do cho dân tộc 

II. Luyện tập

Câu 1: Tóm tắt

Câu chuyện kể về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát sau khi nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Sáng hôm ấy, trên đường đi học, cậu nhìn thấy lớp học có vẻ khác thường hơn mọi ngày. Đến lớp, cậu thấy cả cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp. Sau đó, cậu thấy choáng váng khi thầy Ha-men tuyên bố đây là buổi học cuối cùng. Bỗng cậu cảm thấy tiếc nuối vì thời gian qua đã bỏ phí thời gian, không tập trung vào học. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM“.

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn bài Phương pháp tả cảnh ngắn gọn nhất – Ngữ văn 6 tập 2

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.