Soạn văn bài Ẩn dụ siêu ngắn – Trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Ẩn dụ (Trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2) ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em. 

I. Ẩn dụ là gì?

Câu 1

1. Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha để chỉ Bác Hồ.

Bởi vì tấm lòng của Người đối với bộ đội giống như sự chăm sóc của người cha dành cho con. 

Câu 2

Cách nói này khác và giống với phép so sánh ở chỗ: 

  • Giống: người đọc thấy được sự tương đồng giữa các chủ thể
  • Khác: người đọc phải vận dụng sự liên tưởng của mình.

II. Các kiểu ẩn dụ

Câu 1

Các từ in đậm dưới đây dùng để chỉ hiện tượng hoặc sự vật:

  • Lửa hồng: màu đỏ của hoa râm bụt
  • Thắp: chỉ hoa nở

– Màu đỏ được ví với “lửa hồng” là chúng có tính tương đồng

– Sự “nở hoa” được ví với hành động “thắp” vì giống nhau về hành động. 

Câu 2

Cách dùng từ in đậm khác với cách nói thông thường: 

  • Giòn tan thường phải nghe bằng tai nhưng ở đây lại bằng thị giác. 

Cách so sánh đặc biệt chuyển từ thính giác sang thị giác. 

Câu 3

Các kiểu ẩn dụ tương đồng: 

  • Ẩn dụ hình thức.
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

III. Luyện tập 

Bài 1

  • Cách 1: Không dùng phép tu từ, miêu tả trực tiếp Bác Hồ
  • Cách 2: Dùng phép so sánh 
  • Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, hình tượng hóa nhân vật

Bài 2

a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả 

  • Qủa: người tạo ra thành quả
  • Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trướng sống tốt, tránh xa cái xấu 

  • Mực: chỉ người xấu, môi trường xấu
  • Đèn: chỉ người tốt, môi trường tốt

c, Thuyền về có nhớ bên chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. => tấm lòng chung thủy của người con gái dành cho người con trai. 

  • Thuyền: chỉ người con trai
  • Bến: chỉ người con gái

d, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 

  • Mặt trời: chỉ mặt trời tự nhiên
  • Mặt trời: dùng để chỉ Bác Hồ Chí Minh 

Bài 3

a, Mùi hồi: từ khứu giác chuyển sang thị giác

  • Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (cảm giác khi da tiếp xúc với vật) chuyển qua khứu giác.

b. Ánh nắng chảy đầy vai.

  • Xúc giác => thị giác
  • Tác dụng: mới lạ, độc đáo.

c. Tiếng rơi rất mỏng.

  • Xúc giác => thính giác
  • Tác dụng: mới lạ, độc đáo.

d. Ướt tiếng cười của bố.

  • Xúc giác, thị giác => thính giác
  • Tác dụng: mới lạ, sinh động.

Bài 4

Chép chính tả Buổi học cuối cùng

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm: Soạn văn bài Đêm nay Bác không ngủ – Trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.