Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1
Bố cục bài văn: hai đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu => thời kì lịch sử: nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và giải thích nhận định ấy.
- Đoạn 2: Còn lại: Chứng minh sự giàu có và phong phú của Tiếng Việt
Câu 2
Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể như sau:
- Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt và đưa ra luận điểm “Tiếng Việt có những đặc sắc … hay”.
- Giải thích ngắn gọn về nhận định đó
- Giải thích về cái hay và cái đẹp của tiếng Việt
Câu 3
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt tác giả đã đưa ra những chứng cứ sau:
– Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp: về mặt ngữ âm
- Ấn tượng của người nước ngoài khi nghe người Việt nói
- Hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú giàu thanh điệu
- Uyển chuyển cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ nhạc họa
– Tiếng Việt là thứ tiêng hay:
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp
Câu 4
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được tác giả chứng minh ở những mặt sau:
- Từ vựng, cấu tạo từ phong phú, giàu hình ảnh.
- Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.
- Có sự phát triển qua các thời kì.
Câu 5
– Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là:
- Lập luận chặt chẽ: đưa ra nhận định ở mở bài và giải thích cụ thể ở các phần sau
- Các dẫn chứng toàn diện bao quát
II. Luyện tập
Bài 1
Những ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
– Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. – Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. – Đặng Thai Mai
Bài 2
Dẫn chứng về sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm từ vựng
Lượm – Tố Hữu
- Chú bé loắt choắt
- Cái xắc xinh xinh
- Cái chân thoăn thoắt
- Cái đầu nghênh nghêng
Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
- Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
Truyện Kiều – Nguyễn Du
- Ngày xuân con én đưa thoi,
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
- Cỏ non xanh rợn chân trời,
- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Nguồn: Tổng hợp
>> Xem thêm: Soạn văn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận