Bài viết hôm nay, Topchiase24h sẽ hướng dẫn soạn văn bài Rút gọn câu – Trang 17 SGK ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn và đầy đủ nhất. Dưới đây là bài soạn văn tham khảo cho các em.
I. Thế nào là rút gọn câu?
Câu 1
Điểm khác nhau của 2 câu:
- Câu a: Có chủ ngữ
- Câu b: Không có chủ ngữ
Câu 2
Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu a: chúng ta, con người, chúng em,…
Câu 3
Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ vì nó mang tính đạo lý, lời khuyên chung cho tất cả mọi người
Câu 4
a) Vị ngữ: đuổi theo nó
b) Cả chủ ngữ và vị ngữ.
II. Cách dùng câu rút gọn
Câu 1
– Những câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ.
– Không nên rút gọn câu như vậy vì khiến câu trở nên khó hiểu.
Câu 2
Để thể hiện thái độ lễ phép, cần thêm như sau:
– Thưa mẹ, bài kiểm tra toán ạ.
Câu 3
Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu hỏi
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã
III. Luyện tập
Câu 1
– Câu rút gọn là:
- Câu b: Rút gọn chủ ngữ
- Câu c: Rút gọn chủ ngữ
- Câu d: Rút gọn nòng cốt câu
– Việc rút gọn câu như vậy làm cho câu ngắn gọn hơn nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa
Câu 2
Các câu rút gọn và khôi phục
Câu rút gọn |
Khôi phục |
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà |
Tôi bước tới Đèo Ngang bóng xế tà |
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước |
Tôi dừng chân đứng lại, trời, non, nước |
Đồn rằng quan tướng có danh |
Người ta đồn rằng quan tướng có danh |
Ban khen rằng: “Ấy mới tài” |
Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài” |
Đánh giặc thì chạy trước tiên |
Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên |
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân! |
Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân! |
Câu 3
Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu nhầm nhau bởi vì cậu bé trả lời rút gọn khiến người khách hiểu sai nghĩa
- Cậu bé dùng các câu trả lời thiếu chủ ngữ với người khách: “Mất rồi”, “Thưa…tối hôm qua”, “Cháy rồi”.
- Người khách lại cứ nghĩ là bố cậu bé mất nên cũng đưa ra những câu hỏi thiếu chủ ngữ: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”.
=> Bài học: khi nói phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, đủ thông tin đặc biệt, tránh gây hiểm lầm.
Câu 4
- Trong câu chuyện trên việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn có tác dụng gây cười phê phán.
- Sự rút gọn khiến câu văn phàm tục khó hiểu bộc lộ bản tính tham ăn của anh chàng
Nguồn: Tổng hợp
>> Xem thêm: Soạn văn bài Tục ngữ về con người và xã hội siêu ngắn